Đầu năm học mới là thời điểm đông đảo tân sinh viên từ khắp các nơi phải “chật vật” đi tìm nhà trọ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây cũng là dịp để các cò mồi tranh thủ “kiếm ăn” với nhiều thủ đoạn, mánh lừa đối với những bạn trẻ nhẹ dạ này.
Chiêu trò của “cò mồi”
Nhu cầu thuê phòng trọ vào đầu năm học mới luôn là sự quan tâm hàng đầu của các tân sinh viên. Do nhà trọ khan hiếm, nhiều tân sinh viên phải tìm nhà trọ ngay từ khi nhận được thông tin trúng tuyển. Bà Nguyễn Thị Tuyết (trú tại khu tập thể Đại học Công nghiệp, phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm) cho hay, trong khu tập thể có khoảng 70 căn hộ. Mỗi căn hộ có diện tích đất khoảng 22m2, được xây 4 – 5 tầng, phần lớn nhà nào cũng dành một tầng để cho sinh viên thuê. Cũng bởi nhu cầu nhà trọ tăng cao, cách đây một tháng, các phòng cho thuê trọ ở khu vực này đã được lấp đầy. Thuê trọ ở cùng chủ nhà cũng là xu hướng của phần lớn tân sinh viên, phụ huynh cũng yên tâm khi con ở cùng chủ nhà.
Trong thời buổi thông tin trên mạng Internet tràn lan, nhiều tân sinh viên chọn phương án tìm nhà trọ qua các kênh online. Tuy nhiên, các em không biết rằng, có nhiều cạm bẫy khi nhiều chủ nhà trọ lại chính là các đối tượng “cò mồi”. Trúng tuyển vào Đại học Khoa học Tự nhiên, Nguyễn Văn Nam (quê Nghệ An) đã liên hệ với một chủ nhà trọ trên mạng, đưa đi xem phòng khu vực đường Nguyễn Trãi. Khi gặp mặt, Nam mới biết đây chỉ là người môi giới nhưng cũng tặc lưỡi đi xem nhà. Đến tận nơi mục sở thị nhà trọ được rao trên mạng có giá 2 triệu đồng, thì phòng đã hết. Đối tượng thông báo, do đến chậm nên vừa có người thuê mất vài giờ trước đó, đồng thời, giới thiệu sang một căn phòng khác có giá 4 triệu đồng/tháng. Một mình không kham được giá này, Nam từ chối, quyết định không nhờ “cò mồi” nữa thì bị đòi trả chi phí xăng xe, đi lại 300.000 đồng.
Trường hợp Hoàng Văn Thành (tân sinh viên Đại học Bách khoa) mặc dù cẩn thận nhưng cũng rơi vào bẫy của “cò”. Thành trực tiếp đi tìm nhà, đọc được thông tin “nhà chính chủ” mới liên hệ, thế nhưng khi hẹn đi xem nhà, thì đối tượng mới giới thiệu “nhà ông anh”, nhưng vừa hết phòng. Chiêu trò của đối tượng tinh vi, khi bỏ thời gian đi dán các tờ rơi cho thuê phòng “nhà chính chủ” khiến các tân sinh viên cảm thấy tin tưởng. Đối tượng gạ gẫm xin 300.000 đồng tiền môi giới, hứa tìm phòng ưng ý, giá cả phải chăng khiến Thành xuôi tai. Tuy nhiên, vài ngày sau Thành liên hệ lại thì điện thoại “tò-tí-te”.
Cùng muôn kiểu “bẫy”
Các tân sinh viên đi tim phong tro tp hcm thường có tâm lý tin tưởng vào tờ rơi dán thông báo cho thuê phòng trên cột điện, tường nhà dân ở gần trường. Tuy nhiên, khi liên hệ phần lớn đều gặp “cò”. Có trường hợp, khi đến địa chỉ ghi trên tờ rơi, sinh viên được giới thiệu những căn phòng đẹp, giá cả phải chăng, giá điện, giá nước mềm, có cả internet và truyền hình cáp. Khi sinh viên đồng ý thuê phòng, sẽ được yêu cầu đặt cọc với số tiền cao để “tin tưởng”. Đổi lại, họ sẽ ghi giấy nhận đặt cọc cùng các khoản thỏa thuận, nhưng khi đến hẹn, trở lại để ký hợp đồng thuê nhà, lại được gặp chủ nhà khác, chiêu bài khác khiến sinh viên phải ngậm ngùi thuê trọ đỡ mất tiền cọc, hoặc “bỏ của chạy lấy người”, không thể đòi lại được tiền.
Trong khi đó, nhiều trường hợp do chủ quan, lần đầu đi thuê nhà, không tìm hiểu kỹ về nhà trọ, đến khi nhận phòng mới tá hỏa với hàng loạt phí phải nộp, nào tiền dịch vụ, tiền vệ sinh, tiền nước, tiền điện, tiền mạng… với giá trên trời. Cũng vì “sốt” nhà trọ nên các tân sinh viên đành phải ngậm ngùi chấp nhận, chờ xong hợp đồng lại tìm chỗ trọ khác. Do đó, các sinh viên cần cẩn trọng không để bị sa bẫy của các “cò” thuê trọ. Khi tìm được phòng trọ, cần làm việc cụ thể với chủ nhà, xem kỹ các điều khoản hợp đồng, thỏa thuận rõ ràng về tiền thuê nhà, các chi phí dịch vụ, tiền điện, tiền nước… Đồng thời, tìm hiểu thêm thông tin từ các gia đình hàng xóm, những người đang thuê trọ để được đảm bảo, không xảy ra trường hợp “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”.
Cảnh giác bị “quỵt” tiền cọc
Để tiện cho việc đi học, vừa rồi em K. tìm được một phòng trọ ở gần trường Đại học của mình. K. đã đặt cọc cho chủ nhà số tiền 1 triệu đồng, hẹn 3 ngày sau chuyển đến. Trong giấy xác nhận đặt cọc ghi vào ngày chuyển đến, chủ nhà sẽ làm hợp đồng thuê phòng và đăng ký tạm trú cho em.
Tuy nhiên, đúng ngày K. đến thì chủ nhà nói đã hết phòng, hẹn em 10 ngày sau quay lại. K. không đồng ý, yêu cầu trả lại 1 triệu tiền cọc để em tìm chỗ khác thì chủ nhà nói chỉ trả một nửa số tiền là 500 ngàn đồng.
Theo Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Đặt cọc:
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Như vậy, theo Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, trường hợp bạn K. đã đặt cọc mà bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Theo đó, bạn K. đã đặt cọc 1 triệu, thỏa thuận đặt cọc đã lập thành văn bản rõ ràng thì bên nhận đặt cọc phải trả cho bạn tiền bạn đã đặt cọc.